Ảnh minh họa.
- Không nên phạt con nếu bạn chưa hiểu rõ sự tình hoặc chưa phân tích cho con thấy rằng con đã làm sai. Khi trẻ không tâm phục, khẩu phục thì mọi điều nhắc nhở hay hình phạt đều trở nên vô nghĩa.
- Không phạt con bằng vật chất như cắt giảm chi tiêu, không cho ăn, không cho mua đồ dùng học tập…Kiểu phạt này có thể đẩy trẻ vào tình thế tự tìm ra tiền, tự tìm ra đồ mà chúng cần bằng cách trộm cắp, có thể trẻ bị đói sẽ suy nhược cơ thể.
- Không nên chê bai, bêu xấu con trước mặt mọi người khiến trẻ mất tự tin, xấu hổ với những người xung quanh.
- Tránh việc cấm đoán con theo cảm tính mà không dựa vào thực tế vì điều này chứng tỏ bạn bất lực, không tìm ra lối thoát mà chỉ dùng quyền làm cha mẹ để bắt buộc con phải nghe theo. Cần bình tĩnh tìm ra hướng giải quyết hoặc tham khảo y kiến của con khi thấy điều gì không phù hợp chứ không nên cấm con bằng cách tước đi quyền lợi của con.
- Không đánh đập con khiến trẻ bị tổn thương, xúc phạm tăng sự ngăn cách giữ cha mẹ và con.
- Trách việc nhắc đi, nhắc lại lỗi lầm của con, phóng đại sự sai trái của con quá mức, chỉ tập trung vào những điều sai trái mà bỏ qua những việc làm tốt của con.
- Dù con sai trái thế nào thì hình phạt chỉ nhằm mục đích giúp con tiến bộ, cha mẹ phải thân tình, gần gũi với con chứ không tạo nên hố sâu ngăn cách. Làm như vậy chỉ càng làm cho trẻ bức xúc nhiều hơn và khả năng trẻ tái phạm sẽ càng cao hơn.
P.N
CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG
- Ngủ màn ban đêm không phòng được sốt xuất huyết (29/10/2011)
- Lỡ ăn muối công nghiệp, yên tâm! (29/10/2011)
- Chăm sóc trước khi mang thai: Chuyện lớn! (29/10/2011)
- Độc quyền dịch vụ ở chung cư có phạm luật? (29/10/2011)
- Giao dịch phải được Đại hội cổ đông hoặc HĐQT chấp thuận (29/10/2011)
- Chống lão hoá bằng cách sử dụng Internet (29/10/2011)
- Nhiều bất tiện vì gắn đá quý lên răng (29/10/2011)
- 5 bí quyết chăm sóc da trong mùa thu (28/10/2011)
- Nhiễm trùng vì nhai gạo nếp, đỗ xanh đắp vết “giời leo” (27/10/2011)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét