Viêm màng não mô cầu là bệnh lây qua đường hô hấp. Vậy căn bệnh này có dễ lây? Đâu là những biện pháp phòng tránh hiệu quả, nhất là đối với trẻ em? PGS-TS Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư - đã đưa ra những khuyến cáo.
Ai dễ mắc bệnh?
Nguồn bệnh đối với căn bệnh này duy nhất là người. Đó là các bệnh nhân hoặc người lành mang vi khuẩn không triệu chứng. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp qua đồ vật với các hạt nước bọt và dịch tiết mũi họng của bệnh nhân. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn là người sống ở nơi đông đúc, hút thuốc lá, cắt lách, nhiễm HIV, đi đến vùng có dịch... Yếu tố di truyền cũng có thể làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.
Nguồn bệnh đối với căn bệnh này duy nhất là người. Đó là các bệnh nhân hoặc người lành mang vi khuẩn không triệu chứng. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp qua đồ vật với các hạt nước bọt và dịch tiết mũi họng của bệnh nhân. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn là người sống ở nơi đông đúc, hút thuốc lá, cắt lách, nhiễm HIV, đi đến vùng có dịch... Yếu tố di truyền cũng có thể làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.
Trẻ em là đối tượng cần được chú trọng chăm sóc sức khoẻ, nhất là trong mùa lạnh (ảnh minh hoạ). Ảnh: L.Q.V |
Dấu hiệu nhận biết bệnh?
Sau khi não mô cầu xâm nhiễm vào cơ thể, thời gian ủ bệnh thường 3-4 ngày. Bệnh biểu hiện rất đa dạng: Viêm mũi họng, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm khớp, viêm màng trong tim. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh gồm sốt đột ngột, đau đầu, chán ăn, kích thích, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sợ ánh sáng, cổ cứng, ly bì, co giật có thể có ban xuất huyết hoại tử trong trường hợp có nhiễm khuẩn huyết.
Cần phân biệt viêm màng não do não mô cầu với các bệnh viêm màng não do virus và do các vi khuẩn khác. Khi thấy sốt cao, đau họng, đau đầu, cổ cứng, nôn, cần đi khám ngay để được chẩn đoán sớm và điều trị đúng, tránh để muộn sẽ gặp biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Làm thế nào phòng tránh?
Chủ động phòng bệnh người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xàphòng, súc họng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Vệ sinh, lau sạch sàn nhà, đồ vật và tay nắm cửa, tay vịn cầu thang bằng xàphòng hay các chất tẩy rửa thông thường, thông thoáng nơi ở và nơi làm việc. Hạn chế tụ họp nơi đông người và hạn chế tối đa tiếp xúc với bệnh nhân và người nghi ngờ mắc bệnh. Tiêm vắcxin phòng bệnh. Hiện có nhiều loại vắcxin não mô cầu tùy theo có chứa một, hai, ba hay 4 nhóm kháng nguyên khác nhau của vi khuẩn não mô cầu. Tùy theo tình hình phân bố và lưu hành các nhóm vi khuẩn mà lựa chọn vắcxin phù hợp. Các vắcxin đang được sử dụng trong tiêm chủng dịch vụ ở Việt Nam là vắcxin chứa 4 nhóm kháng nguyên A, C, Y và W-135; vắcxin chứa 2 nhóm kháng nguyên A và C; hoặc vắcxin chứa 2 nhóm kháng nguyên B và C của vi khuẩn não mô cầu... Tùy loại vắcxin, có thể tiêm cho trẻ từ tháng tuổi thứ ba hay lớn hơn và các đối tượng sống trong vùng dịch hoặc phải đi đến vùng dịch, học sinh trường nội trú, doanh trại quân đội, nhà tù, các vùng có mật độ dân cư cao hoặc các cộng đồng có ghi nhận bệnh nhân viêm não mô cầu. Cũng tùy loại vắcxin mà có thể tiêm 1 hay 2 liều, tiêm bắp hay tiêm dưới da.
Không được tiêm cho người quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của vắcxin, các trường hợp sốt, nhiễm khuẩn cấp tính và dị ứng đang tiến triển và các bệnh mạn tính. Cần thận trọng khi tiêm cho phụ nữ mang thai trừ khi thật cần thiết và nguy cơ dịch tễ học cao.
Sau khi não mô cầu xâm nhiễm vào cơ thể, thời gian ủ bệnh thường 3-4 ngày. Bệnh biểu hiện rất đa dạng: Viêm mũi họng, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm khớp, viêm màng trong tim. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh gồm sốt đột ngột, đau đầu, chán ăn, kích thích, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sợ ánh sáng, cổ cứng, ly bì, co giật có thể có ban xuất huyết hoại tử trong trường hợp có nhiễm khuẩn huyết.
Cần phân biệt viêm màng não do não mô cầu với các bệnh viêm màng não do virus và do các vi khuẩn khác. Khi thấy sốt cao, đau họng, đau đầu, cổ cứng, nôn, cần đi khám ngay để được chẩn đoán sớm và điều trị đúng, tránh để muộn sẽ gặp biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Làm thế nào phòng tránh?
Chủ động phòng bệnh người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xàphòng, súc họng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Vệ sinh, lau sạch sàn nhà, đồ vật và tay nắm cửa, tay vịn cầu thang bằng xàphòng hay các chất tẩy rửa thông thường, thông thoáng nơi ở và nơi làm việc. Hạn chế tụ họp nơi đông người và hạn chế tối đa tiếp xúc với bệnh nhân và người nghi ngờ mắc bệnh. Tiêm vắcxin phòng bệnh. Hiện có nhiều loại vắcxin não mô cầu tùy theo có chứa một, hai, ba hay 4 nhóm kháng nguyên khác nhau của vi khuẩn não mô cầu. Tùy theo tình hình phân bố và lưu hành các nhóm vi khuẩn mà lựa chọn vắcxin phù hợp. Các vắcxin đang được sử dụng trong tiêm chủng dịch vụ ở Việt Nam là vắcxin chứa 4 nhóm kháng nguyên A, C, Y và W-135; vắcxin chứa 2 nhóm kháng nguyên A và C; hoặc vắcxin chứa 2 nhóm kháng nguyên B và C của vi khuẩn não mô cầu... Tùy loại vắcxin, có thể tiêm cho trẻ từ tháng tuổi thứ ba hay lớn hơn và các đối tượng sống trong vùng dịch hoặc phải đi đến vùng dịch, học sinh trường nội trú, doanh trại quân đội, nhà tù, các vùng có mật độ dân cư cao hoặc các cộng đồng có ghi nhận bệnh nhân viêm não mô cầu. Cũng tùy loại vắcxin mà có thể tiêm 1 hay 2 liều, tiêm bắp hay tiêm dưới da.
Không được tiêm cho người quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của vắcxin, các trường hợp sốt, nhiễm khuẩn cấp tính và dị ứng đang tiến triển và các bệnh mạn tính. Cần thận trọng khi tiêm cho phụ nữ mang thai trừ khi thật cần thiết và nguy cơ dịch tễ học cao.
Ng.H ghi
CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG
- Dùng bã cà phê khử mùi thực phẩm ám trong hộp nhựa (03/02/2012)
- Khắc phục chứng ê buốt răng sau sinh (03/02/2012)
- Thực phẩm giúp da láng mịn trong thời tiết lạnh (02/02/2012)
- Thể dục thường xuyên giảm nguy cơ bất lực ở nam giới (01/02/2012)
- Thai phụ nên hạn chế rượu bia (01/02/2012)
- Không ăn nhiều muối để giảm phù nề cho thai phụ (01/02/2012)
- 6 biện pháp phòng ngừa bệnh tim và bệnh tiểu đường (31/01/2012)
- Mơ - vị thuốc mùa xuân (31/01/2012)
- Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú (31/01/2012)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét