Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Làm gi để được gọi tên Thành công


Bạn còn nhớ ngày lễ tốt nghiệp đại học không? Khi tên bạn được xướng lên và thầy hiệu trưởng trao cho bạn tấm bằng tốt nghiệp quý giá, ít nhất bốn năm trời ròng rã, bao cố gắng nỗ lực và kết quả là đây.
Bằng đại học - “tấm vé” để bạn tự tin bước vào đời! Cầm tấm bằng trên tay, bạn nghĩ đến một việc làm mơ ước, bạn sẽ mặc bộ đồ công sở lịch lãm, ngồi trước máy vi tính, bạn email trao đổi với một khách hàng tiềm năng, lòng đầy quyết tâm mang về hợp đồng lớn cho công ty…
Ngày 31 tháng 10 năm… Đó là ngày bạn không thể nào quên và không bao giờ muốn quên! Bạn nhận được tháng lương đầu tiên của sự nghiệp! Bước chân vội vã đến nơi có máy ATM gần công ty nhất, lòng nôn nao và tay run run nhấn số mật mã. Bạn nhẩm tính tháng lương này sẽ chia thành 3 phần: phần biếu ba mẹ, phần dẫn hai đứa bạn thân nhất đi ăn mừng và phần cho những dự định tương lai. Vừa về đến nhà, ba mẹ đã làm sẵn một bữa cơm đầy những món bạn thích! Mẹ nói: “Chúc mừng con!”…
Năm 31 tuổi, bạn dồn hết trí lực triển khai một dự án kinh doanh lớn sắp tới. Bước đầu, bạn đã thỏa thuận thành công và nắm trong tay một mạng lưới phân phối tốt. Bạn có niềm tin mãnh liệt về kết quả của dự án này. Cõ lẽ, vì đồng hành cùng bạn là một nhóm làm việc giỏi giang và rất ăn ý. Còn gì hơn khi bạn có những người cộng sự tuyệt vời!

Mỗi khoảnh khắc thành công, một sắc thái cảm xúc
Cuộc đời là một chuỗi tiếp nối của những hành trình. Trên những hành trình đó, bạn đã có biết bao nhiêu trải nghiệm tuyệt đẹp. Đó là những giây phút theo bạn suốt cuộc đời! Những giây phút làm nên bạn - bạn của thành công và hạnh phúc!
VietnamWorks muốn cùng bạn nâng niu những khoảnh khắc và cảm xúc thành công đó với cuộc thi “Mỗi khoảnh khắc , một sắc thái cảm xúc”. Như bạn Trần Hữu Tấn (Copywriter) đã chọn bức ảnh khoảnh khoắc Tấn và một người bạn được chọn vào chung kết một cuộc thi quảng cáo. Với Tấn bức ảnh như lưu lại “một kỷ niệm đẹp, một trong những chiến thắng đầu tiên trong sự nghiệp quảng cáo của mình”.
Còn với bạn Mai Văn Cảnh (Nhân viên triển khai ứng dụng phần mềm) khi tham gia chương trình đã chia sẻ “Qua trang web VietnamWorks tôi đã tìm được việc làm lý tưởng cho mình. Và tôi tin rằng cũng có rất nhiều các bạn khác giống như tôi. Với tôi hiện tại là thành công bước đầu. Tôi rất vui vì điều đó”.
Hãy chia sẻ những khoảnh khắc thành công của bạn . Đơn giản, vì bạn xứng đáng với điều đó!

Khai trương du lịch vũ trụ đầu tiên thế giới


Virgin Galactic được thành lập năm 2004 với mục tiêu đưa du khách đi du lịch vũ trụ. Trong chuyến bay kéo dài 2,5 giờ, với tổng chi phí 200.000USD, du khách sẽ được nếm trải cảm giác không trọng lực trong 5 phút trên tàu vũ trụ SpaceShip Two.
Du khách được hứa hẹn là có thể quan sát trái đất ở góc nhìn mà xưa nay chỉ các phi hành gia mới được quan sá
.
Các chuyến bay thử nghiệm dự kiến sẽ diễn ra vào năm tới và ông Richard hi vọng các chuyến bay của Virgin Galactic có thể bắt đầu không lâu sau đó.
Ông Richard từng hi vọng chuyến bay đầu tiên có thể diễn ra vào năm 2007, nhưng dự án đã vấp phải nhiều trì hoãn.
Lần gần đây nhất ông Richard tới thăm sân bay Spaceport America - có số vốn đầu tư lên tới 209 triệu USD - là gần một năm trước để khai trương đường băng.
Đám đông tham dự lễ khai trương sân bay vũ trụ hôm qua cũng bao gồm khoảng 150 người đã mua vé cho các chuyến du lịch vũ trụ.
Virgin Galactic đã đạt được một thoả thuận với các quan chức New Mexico 6 năm trước nhằm xây dựng một sân bay vũ trụ. Công ty này cần xin giấy phép từ Cục hàng không liên bang Mỹ (FAA) trước khi dịch vụ thương mại có thể bắt đầu.
 
Ảnh lễ khai trương sân bay:
Tỷ phú Richard Branson và các nghệ sĩ nhào lộn biểu diễn trong lễ khai trương sân bay vũ trụ.
 
Ông chủ công ty du lịch vũ trụ Virgin Galactic bật champagne ăn mừng sự kiện này.
 
 
Ông Branson đứng cạnh chiếc máy bay White Knight Two được dùng để đưa tàu du lịch vũ trụ SpaceShip Two vào không gian.
 
Nhà chứa máy bay của sân bay vũ trụ Spaceport America.

Làm việc với Tây đừng tưởng dễ


3 tiêu chí hấp dẫn lao động trẻ 
Điểm giống nhau ở nhiều người trẻ hiện nay là thích vào làm việc cho công ty nước ngoài hơn các loại hình công ty khác. Bạn trẻ nào từng làm việc ở công ty nước ngoài đều nhận ra những điểm thuận lợi lớn tại đây, như thu nhập cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp, có nhiều cơ hội thăng tiến. Đặc biệt, môi trường làm việc giúp nhân viên trau dồi ngoại ngữ và khả năng giao tiếp. Đây là điều mà bất kỳ bạn trẻ nào vừa mới ra trường cũng ao ước. 
Một điểm hấp dẫn khác là mức lương khá cao so với các công ty trong nước. Cùng vị trí, một công ty nước ngoài thường trả lương cao gấp 2- 3 lần so với công ty trong nước. Bên cạnh đó, đa số các công ty nước ngoài đều có những chế độ đãi ngộ dành cho nhân viên như các chương trình huấn luyện trong hoặc ngoài nước, đi du lịch, mua bảo hiểm ở mức cao... 
Nhiều bạn trẻ còn thích chọn làm việc tại các công ty nước ngoài bởi sự cạnh tranh dù “khốc liệt” nhưng lại công bằng và dựa trên năng lực mỗi người. Bà Trần Xuân Dzu, Giám đốc điều hành ILA Vietnam, cho biết: “Một môi trường làm việc được xem là lý tưởng nếu đáp ứng 3 yếu tố chính: Quan hệ giữa sếp – nhân viên và đồng nghiệp thân thiện; mức thu nhập tương ứng năng lực; có cơ hội học hỏi và phát triển”. Theo bà Dzu, các công ty nước ngoài thường bảo đảm 3 tiêu chí trên, tạo ra môi trường tốt để giữ nhân viên và thu hút lao động chất xám. 
Nhưng không phải dễ... 
Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công khi đặt mục tiêu thăng tiến nghề nghiệp ở công ty nước ngoài. Đòi hỏi tuyển dụng của các công ty nước ngoài là rất gắt gao: Nhân viên phải có trình độ ngoại ngữ khá, có kinh nghiệm và giỏi chuyên môn, có kỹ năng quản lý, giao tiếp tốt, có năng lực làm việc đội nhóm, chịu được áp lực công việc cao... V. A. Tú, nhân viên thiết kế của một công ty quảng cáo có văn phòng tại Melinh Point, cho biết: “Sếp không quản lý chặt chẽ giờ làm, nhưng mỗi nhân viên hầu như đều phải tự mình ở lại đến 19 giờ - 20 giờ mỗi ngày mới mong hoàn tất lượng công việc khổng lồ”. 
Đáng nói, không phải công ty nào cũng có môi trường lý tưởng, chính sách tốt. Hoàng Anh - một sinh viên trẻ vừa ra trường, làm việc tại một công ty in ấn Hàn Quốc - giải thích cho sự “ra đi” của mình: “Họ dồn cho tôi một mớ việc ngất trời, làm đến kiệt sức”. Trong thực tế, không ít công ty nước ngoài nhưng công việc lại rất mù mờ, hoạt động không rõ ràng, dễ khiến nhân viên cảm thấy hoang mang, thiếu niềm tin để làm việc lâu dài. 
Vì vậy, nhiều chuyên viên trong lĩnh vực tư vấn nhân sự, khi trao đổi với những ứng viên mới ra trường thường phải nhấn mạnh đến yếu tố: Nghiên cứu kỹ hướng phát triển của công ty mình đang nhắm tới, không nhất thiết xem công ty nước ngoài là ưu tiên hàng đầu cho việc thăng tiến nghề nghiệp.
Theo NLĐ

Cách thương lượng lương


1. Tìm hiểu, tìm hiểu và tìm hiểu
Tìm hiểu mức lương. Rất nhiều ứng viên đã trúng tuyển nhưng không biết mức lương như vậy có thích đáng hay không. Theo Yate, biết được mức lương thực tế cho vị trí bạn đang ứng tuyển đóng vai trò rất quan trọng. Bạn có thể biết được điều này bằng cách tham khảo thông tin từ thị trường lao động, từ những người có công việc giống bạn, hay từ những người quen làm việc trong công ty bạn ứng tuyển. Một cách dễ hơn là bạn có thể tìm hiểu mức lương trung bình dành cho vị trí ứng tuyển thông qua các thông báo tuyển dụng của một số công ty đăng trên các website việc làm. Tuy nhiên bạn cũng cần phải trung thực và khách quan trong việc đánh giá khả năng thật sự của mình để đề nghị với NTD mức lương phù hợp với bạn nhất.
2. Kế hoạch “3 con số”
Để trở thành người thương lượng lương cừ khôi, bạn hãy nhớ nguyên tắc vàng là chuẩn bị thật kỹ kế hoạch cho buổi thảo luận. Yate khuyên: “Trước bất kì buổi phỏng vấn nào, bạn cũng cần lên kế hoạch ‘3 con số’. Con số đầu tiên thể hiện mức lương thấp nhất, là con số có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống của bạn, ví dụ như thức ăn và nhà ở. Con số thứ hai là mức lương hợp lý bạn có thể kiếm được dựa trên kinh nghiệm và trình độ của bạn. Con số thứ ba là mức lương ‘trong mơ’, vượt xa mức lương mong đợi của bạn. Hãy ‘quên’ con số thứ nhất đi, vì điều đó rất riêng tư và không nên đem ra thảo luận. Lấy con số thứ hai và thứ ba làm cơ sở để thảo luận với NTD về mức lương mơ ước của bạn.”
3. Đừng là người đầu tiên nói về chuyện lương bổng
Yate khuyên “Nếu bạn là người đầu tiên trong buổi phỏng vấn nói về lương bổng trước thì buổi phỏng vấn sẽ rất khó diễn ra theo ý bạn muốn. Nếu NTD không ‘đả động’ gì về lương bổng, bạn có thể ngầm hiểu là bạn chưa thuyết phục họ được rằng bạn là ứng viên lý tưởng. Nghệ thuật ở đây là làm sao để NTD nhận ra rằng bạn là ứng viên sáng giá nhất. Hãy cho NTD thấy bạn có thể giúp họ tiết kiệm tiền bạc hoặc tạo ra lợi nhuận như thế nào, và bạn sẽ cống hiến hết mình cho công ty ra sao...”
4. Thà đừng nêu ra câu hỏi nào còn hơn là…
Đừng bao giờ kết thúc buổi phỏng vấn bằng một câu hỏi về lương bổng. Hầu hết các NTD đều kết thúc buổi phỏng vấn của họ bằng cách hỏi bạn còn câu hỏi nào nữa không. “Điều tệ nhất bạn có thể làm là đưa ra một câu hỏi về lương. Điều đó cho thấy bạn không còn gì để nói về bản thân hoặc trình độ chuyên môn của mình nữa,” Yate cảnh báo.
5. Đơn giản là sự thật
Trong bài viết trước, bạn biết rằng nên trì hoãn việc thảo luận lương bổng cho đến khi bạn biết chắc 90% là mình được tuyển. Nếu NTD gặng hỏi bạn mong muốn mức lương bao nhiêu, bạn đừng nêu ra con số ngay lập tức và cũng đừng phóng đại. Yate khuyên ”Ứng viên nên nói rằng họ cần hiểu thêm về công việc trước khi thảo luận về vấn đề lương bổng. Hãy nêu ra vài câu hỏi với NTD để hiểu rõ hơn về yêu cầu công việc.”
6. Làm NTD “toát mồ hôi”
Nên “quảng bá” cơ hội đầu quân của bạn với công ty khác là lời khuyên của Yate “Nếu bạn nhận được lời mời đi làm từ công ty khác, hãy biết cách khéo léo sử dụng điều này.” Đó chính là vũ khí để bạn ”cân não” NTD. Tuy nhiên, chỉ thực hiện kế hoạch này nếu bạn cảm thấy NTD thực sự cần bạn. Hãy nói với NTD là bạn thật sự muốn đầu quân cho họ, nhưng vừa mới nhận được lời mời đi làm từ công ty X. Đó là cách “thúc” NTD quyết định tuyển bạn ngay để không bỏ mất nhân tài.
7. Biết “kiềm chế”
Đừng đồng ý ngay với mức lương NTD đưa ra đầu tiên. Các công ty thường định sẵn ngân sách tuyển dụng cho vị trí họ cần tuyển, đi từ mức thấp nhất đến mức cao nhất. Vì vậy, trừ phi mức lương NTD đưa ra vượt xa mức lương mơ ước của bạn, hãy tìm cách thương lượng thêm nếu có thể.

8. Đừng vội từ chối cơ hội chỉ vì mức lương
Bạn làm gì nếu bạn thật sự yêu thích công việc nhưng mức lương NTD đưa ra quá thấp? Yate khuyên: “Đừng từ chối vội. Hãy yêu cầu NTD cho bạn vài ngày để suy nghĩ. Đó là cách bạn ‘xi-nhan’ để NTD biết là bạn rất quan tâm đến vị trí đó. Sau đó bạn hãy gọi điện cho NTD để xem họ có thể nâng mức lương hay không trước khi bạn đưa ra câu trả lời cuối cùng.”

Đánh giá công việc hiện tại có như bạn mong muốn không.


TRẮC NGHIỆM - CÔNG VIỆC HIỆN TẠI CÓ PHÙ HỢP?
Cũng như khi tìm cho mình người bạn đời lý tưởng, một cộng việc lý tưởng cần đến sự tương đồng giữa hai bên ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu bạn đang băn khoăn về công việc hiện tại, hãy trả lời ngay những câu hỏi trắc nghiệm sau để có cái nhìn khách quan hơn về công việc của mình.   
Những dấu hiệu của một công việc không phù hợp
Bạn biết mình đã chọn sai việc nếu:
•    Công việc của bạn chỉ đơn thuần là một phương tiện kiếm sống.
•    Đó là công việc mà bạn nhận làm 10 năm về trước, khi không còn sự lựa chọn nào khác.
•    Bố mẹ bạn vô cùng hãnh diện, nhưng bạn thì chán ngấy đến tận cổ.
•    Công việc khiến bạn buồn chán, làm tổn thương lòng tự trọng của bạn, làm suy giảm những giá trị riêng và cản trở sự hoàn thiện nhân cách của bạn.
•    Bạn chỉ mong sớm đến ngày cuối tuần.
Đánh giá tình trạng công việc
Sau đây là một bảng câu hỏi giúp bạn đánh giá tình trạng công việc hiện tại của mình. Bạn hãy đánh dấu √ vào câu bạn thấy đúng (và đừng để ý đến chữ cái đứng sau mỗi câu).
•    Bạn mong chờ được đi làm mỗi ngày. (S)
•    Sếp đối xử với bạn một cách công bằng và tôn trọng. (S)
•   Bạn chỉ mong chờ đến ngày cuối tuần và bất cứ ngày nào không phải làm việc. (G)
•    Bạn thấy mình có giá trị và được trân trọng vì những đóng góp của mình cho công việc. (S)
•    Bạn cảm thấy nơi làm việc thật độc hại. (G)
•   Trong công việc, bạn được là chính mình và không phải lo lắng về việc bị đánh giá. (S)
•    Bạn được cập nhật mọi thông tin về tình hình hoạt động của công ty. (S)
•    Sếp thường xuyên thảo luận với bạn, đem lại cho bạn cơ hội phát triển và thăng tiến trong nghề nghiệp. (S)
•    Bạn được khen ngợi vì những nỗ lực của mình. (S)          
•    Công việc kích thích khả năng trí tuệ và tư duy của bạn. (S)
•    Bạn thấy mình đang đóng góp một phần hữu ích cho xã hội. (S)     
•    Bạn được đền đáp xứng đáng cho công việc của mình. (S)
•    Bạn thấy mình thường xuyên mơ tưởng về một công việc mới. (G)   
•    Bạn nhận thấy công việc hiện tại là bước phát triển tự nhiên cho chính con người thật của mình. (S)
•    Bạn tự thấy mình thành công. (S)                          
•    Bạn thấy mình như bị mắc kẹt trong vị trí hiện tại. (G)   
•    Bạn thấy mình hoàn toàn kiểm soát con đường sự nghiệp. (S)         
•    Bạn đang làm việc bằng tất cả năng lực của mình. (S)                  
•    Công việc hiện tại ảnh hưởng tiêu cực đến những người xung quanh bạn. (G)     
•    Bạn khao khát được thử sức ở một lĩnh vực khác mới mẻ hơn. (G)            
Giờ thì hãy đếm số “S” và “G” tại những câu mà bạn đã chọn. “S” là “Stay” (Ở) còn “G” là “Go” (Đi). Bảng câu hỏi này là một thước đo đáng tin cậy để bạn đánh giá mức độ phù hợp của công việc hiện tại. Bạn chọn càng nhiều câu “G” thì đã đến lúc bạn cần suy nghĩ nghiêm túc về một sự thay đổi, sự thay đổi tích cực!

Thay đổi sự nghiệp giữa đường đời

Bạn có biết Eric Cantona? Huyền thoại bóng đá người Pháp này đã từ giã môn thể thao vua khi mới 30 tuổi, đang ở đỉnh cao phong độ, với lý do “đã mất niềm đam mê thi đấu”, dù bóng đá đã đem lại cho anh vinh quang và tiền bạc. Rời bỏ thể thao, anh theo đuổi niềm đam mê mới - nghệ thuật thứ 7 - với vai trò là diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất phim và đã đạt được thành công nhất định: bộ phim “Looking for Eric” do anh sản xuất và đóng vai chính được lọt vào vòng đề cử phim hay nhất giải Cành cọ vàng Liên hoan phim Cannes 2009.
Có thể bạn sẽ cho rằng vì Eric đã quá giàu rồi nên anh mới bỏ nghề dễ dàng như thế. Vậy tôi lại đưa ra một trường hợp khác: nữ văn sỹ J.K. Rowling của siêu phẩm Harry Potter. Bà đam mê viết sách và luôn ấp ủ ước mơ tạo nên một tuyệt tác, nhưng phải đến gần 10 năm sau, vào năm 1997, ở lứa tuổi trung niên, sau khi chấp nhận vô số công việc tạm bợ, bà mới hoàn thành tập đầu của bộ tiểu thuyết lừng danh. Bây giờ bà được tôn vinh là “nhà văn Anh còn sống vĩ đại nhất” và cũng là người phụ nữ giàu nhất nước Anh.
Trải qua nhiều tháng ngày bình lặng với công việc và thu nhập ổn định, nay muốn thay đổi nghề nghiệp theo đam mê hay vì bất cứ lý do nào khác, chúng ta thường e ngại không biết con đường phía trước sẽ ra sao. Eric hay Rowling chính là nguồn động viên lớn lao đối với những ai đang muốn thay đổi sự nghiệp ở giữa đường đời. Hãy tự hỏi bạn có chấp nhận làm kẻ làng nhàng hay khát khao trở thành người đạt tới đỉnh cao trong nghề nghiệp? Một khi muốn làm lại thì dù muộn vẫn còn hơn không. Sau đây là những bước bạn nên làm nếu quyết định thay đổi:
1. Xác định nguyên nhân muốn thay đổi nghề nghiệp
Tại sao bạn muốn thay đổi nghề nghiệp? Vì buồn chán, vì nghề đang làm không phù hợp khả năng, chưa bao giờ yêu thích công việc ấy, lương/vị trí quá thấp so với năng lực, không có triển vọng thăng tiến, vì thấy ngành nghề khác hấp dẫn hơn… Bạn cũng cần suy xét kỹ, liệu mong muốn thay đổi nghề của bạn chỉ là nhất thời trong một phút giây bồng bột, hoặc bị stress do áp lực công việc…, hay bạn đã ấp ủ mong muốn thay đổi từ lâu.
2. Xác định rõ ngành nghề phù hợp với mình
Bạn muốn thay đổi hẳn công việc này để chuyển sang một nghề mới, hay muốn tự lập công ty riêng? Bạn thuộc kiểu người nào, nghệ sỹ hay thực tiễn, nghiên cứu…? Bởi ứng với mỗi kiểu người là một nghề nghiệp phù hợp. Sau khi xác định rõ những điều trên, bạn sẽ biết mình cần chọn công việc gì. Hẳn nhiên chọn việc theo đam mê luôn là gợi ý đầu tiên, nhưng đam mê phải gắn liền với năng lực. Bạn không thể đòi theo nghề báo chỉ vì thấy nghề này thú vị, được đi nhiều, tiếp xúc nhiều… trong khi bạn không có khả năng viết tốt; bạn cũng không thể muốn lập công ty riêng chỉ để bằng bạn bè khi điều kiện về vốn hoặc năng lực lãnh đạo của bạn không thể đáp ứng.
Việc xác định rõ công việc phù hợp rất quan trọng với bạn, bởi đây là mấu chốt để bạn có thể thành công khi bạn không còn trẻ và chuẩn bị bắt đầu lại từ đầu. Để việc xác định được chi tiết và khoa học, bạn có thể lập ra một danh sách các ngành nghề phù hợp với khả năng và ước muốn của bạn. Thường thì bạn nên tham khảo ý kiến của gia đình và bạn bè, tuy nhiên không phải khi nào họ cũng đúng, bởi họ sẽ tư duy theo logic thông thường, trong khi một “kẻ nổi loạn” muốn thay đổi sự nghiệp đã ổn định như bạn sẽ thiên về hướng đột phá. Quyết định cuối cùng vẫn thuộc về bạn!
3. Bổ sung kỹ năng phù hợp cho công việc mới
Việc trau dồi kỹ năng cho công việc mới cần được bắt đầu từ trước khi bạn thay đổi nghề nghiệp. Nếu bạn chọn một nghề hoàn toàn mới, bạn sẽ phải học và học rất nhiều để có được kỹ năng chuyên môn đáp ứng đủ cho công việc. Những khóa học bồi dưỡng kỹ năng thường không chiếm nhiều thời gian và chi phí, nhưng chúng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, như cập nhật lượng kiến thức chuyên môn về công việc, tích lũy được kinh nghiệm trong nghề của những người đi trước, gia nhập mạng lưới nghề nghiệp từ lớp học… Dù từng là siêu sao thể thao, Eric Cantona đã phải tham gia nhiều khóa đào tạo diễn xuất và đạo diễn mới có được thành công bước đầu trong nghệ thuật thứ 7 sau nhiều lời chê bai. Không chỉ có đam mê, J. K. Rowling vốn rất giỏi văn học, tiếng La tinh, tiếng Hy Lạp và tiếng Pháp, đã tham khảo nhiều tư liệu cổ để có thể viết nên Harry Potter đầy hấp dẫn.
4. Tạo bước đệm trước khi chính thức “làm lại từ đầu”
Bạn có thể vừa học vừa làm như một “thợ tập sự” trước khi chính thức tham gia công việc mới. Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng lĩnh vực bạn quan tâm từ các nguồn như Internet, bạn bè người quen, học hỏi từ những người đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực đó để tham khảo kinh nghiệm của họ. Bạn cũng có thể tìm một công việc bán thời gian, hoặc tham gia tự nguyện những dự án có liên quan để có thêm kinh nghiệm cho công việc mới. Một khi bạn thấy tự tin với những gì mình đã nắm bắt và chuẩn bị, ấy là lúc bạn có thể tiến hành công việc mới mà bạn mong chờ.
Mọi thử thách đều có cái giá của nó, nếu chọn cách sống bình lặng, sẽ chẳng ai chê trách bạn, còn nếu đủ đam mê, tự tin và kiên nhẫn, bạn hãy chọn cách thay đổi để vươn lên. Con cá nếu chỉ tung tăng trong một cái ao nhỏ thì dù cố hết sức cũng chỉ được vẫy vùng trong chiếc ao nhỏ mà thôi, nhưng nếu nó được thả vào dòng sông thì một ngày nào đó, nó có thể bơi ra biển lớn.